Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

Thói quen khiến bạn dễ bị mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể gặp ở bất kỳ ai và điểm đặc biệt là nam giới có tỷ lệ mắc mụn trứng cá cao gấp đôi nam giới. Bạn có biết vì sao mình lại bị mụn trứng cá mà không phải loại mụn khác và là mình bị mà không phải là bạn kia không? Thói quen không tốt chính là kẻ tiếp tay để chúng tấn công đấy! Cùng tìm hiểu những thói quen khiến bạn dễ bị mụn trứng cá và tìm cách khắc phục ngay sau đây.
Những đối tượng dễ bị mụn trứng cá
Trên thực tế không phải ai cũng mọc mụn trứng cá mặc dù đây là một bệnh ngoài da khá phổ biến.  Học sinh, sinh viên, bà bầu, những người hay thức đêm người sử dụng kem trị mụn bừa bãi,… là những nhóm đối tượng dễ bị mụn trứng cá “tấn công” nhất. Việc hiểu rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng mụn đối với từng nhóm đối tượng có vai trò quan trọng trong việc tìm ra giải pháp làm sạch mụn và ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Học sinh, sinh viên
Mụn trứng cá xuất phổ biến nhất là độ tuổi dậy thì và kéo dài đến tuổi trưởng thành (lứa tuổi học sinh, sinh viên từ 12 -25 tuổi). Khi vào tuổi dậy thì, những thay đổi về hormone giới tính sẽ khiến các tuyến nhờn hoạt động và bài tiết mạnh. Bã nhờn cùng với tế bào da chết, bụi bẩn, các vi khuẩn trên bề mặt da tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nên tình trạng mụn. Hơn thế nữa, đối tượng ở độ tuổi này thường hay thức đêm và có hay ngồi trường máy tính, màn hình điện thoại nhiều giờ cũng dễ gây stress và làm gia tăng tình trạng mụn.

Phụ nữ mang bầu hoặc sau sinh
Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ thường có nhiều sự thay đổi, nhất là về nội tiết. Một trong những ảnh hưởng của sự thay đổi này là làn da sẽ trở nên xấu xí và xuất hiện những nốt mụn. Mụn trứng cá trong thời gian mang thai có thể nhẹ nhưng cũng có thể nặng. Nó có thể mất đi nhưng cũng có thể duy trì trong suốt thai kỳ, thậm chí kể cả sau khi sinh.
Người hay thức khuya, căng thẳng
Thức khuya, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, khiến cơ thể sản sinh nội tiết tố androgen, gây ra cortisol và steroid, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Các nhân mụn dễ dàng hình thành và phát triển. Ngoài ra, stress còn ức chế hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, khiến làn da không tiếp nhận được các dưỡng chất cần thiết. Hệ miễn dịch của da kém nên không thể “chống lại” vi khuẩn gây mụn P.acnes. Vì vậy mà mụn nhanh chóng lây lan và phát triển thành các dạng nặng hơn.
Một làn da trắng sáng, mịn màng sẽ giúp gương mặt trở nên rạng ngời, thanh thoát. Ngược lại, những đốm mụn xuất hiện trên gương mặt lại vô tình gây mất thẩm mỹ. Mụn không chữa kịp thời hoặc chữa không đúng cách sẽ dễ phát triển thành các dạng nặng hơn như: mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc,…Nhiều người do mặc cảm với những tình trạng mụn này mà trở nên rụt rè, thiếu tự tin, thậm chí trầm cảm. Từ đó làm ảnh hưởng đến học tập, công việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Làm thế nào để trị mụn nhanh chóng luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, cả nam, cả nữ. Với tâm lý “có bệnh vái tứ phương”, muốn nhanh chóng loại bỏ mụn, không ít người đã gặp phải sai lầm trong điều trị mụn như tự ý nặn mụn hay tự ý dùng kem trị mụn trứng cá.
Hiện nay, không ít mỹ phẩm trị mụn không rõ nguồn gốc có chứa corticoid nhanh chóng làm các vết mụn biến mất nhưng lại gây ra các phản ứng phụ như: teo da, rạn da, thậm chí ung thư da.
Đặc biệt đối với bà bầu, việc tự ý sử dụng các loại thuốc, kem trị mụn cực kỳ nguy hiểm. Những sản phẩm có chứa các thành phần như retinoid, benzoyl peroxide, hay acid salicylic gây ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Thậm chí có thể gây ra những dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh hay những biến chứng nghiêm trọng.
Để điều trị mụn đạt hiệu quả cao, nhất là đối với tình trạng mụn xuất hiện do sự thay đổi nội tiết cần phải có một liệu trình khoa học toàn diện bao gồm việc điều trị bên ngoài da hút sạch các nốt mụn, Chăm sóc da khỏe mạnh và sử dụng thuốc bên trong để cân bằng nội tiết, ngăn ngừa mụn quay trở lại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét