Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Cách phòng tránh các vấn đề về da khi mang thai

Các vấn đề về da như rạn da, tàn nhang, mụn,... luôn là mối bận tân hàng đầu của chị em phụ nữ khi mang thai. Sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể là nguyên nhân chính kết hợp với các yếu tố bên ngoài gây nên là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu có biện pháp phòng tránh phù hợp, đúng cách thì bạn vẫn có thể loại bỏ các nguyên nhân và hạn chế các hiện tượng về da thường gặp tới mức tối đa khi mang thai.

Cách phòng tránh các vấn đề về da khi mang thai

Có 4 vấn đề về da khi mang thai mà chị em thường gặp phải. Tùy theo từng trường hợp mà có cách phòng chống cụ thể, tốt nhất như sau:

Rạn da 

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên đột ngột do sự lớn dần lên của thai nhi và cũng vào thời điểm này, các bà bầu thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng nên tăng cân nhanh chóng. Sự thay đổi đột ngột này khiến cho da bị rạn, các vị trí thường gặp như: bụng, ngực, đùi. 

Để tránh bị rạn da, ngay từ những tháng đầu, chị em cần có phương pháp bảo vệ phù hợp và tốt nhất cho da. Cách tốt nhất là chị em nên chọn dầu oliu, các loại vitamin để bôi giúp làm dịu da, mềm da, từ đó giúp da mềm mại và săn chắc, đàn hồi da tốt sẽ ngăn ngừa tối đa vết rạn. 

Mụn 

Khi mang thai sẽ thay đổi hormone kèm theo ăn ngọt và nhiều chất béo khiến tuyến nhờn hoạt động mạnh gây nên mụn trứng cá. Các tác nhân bên ngoài như khói bụi, bụi bẩn,... cũng là tác nhân gây nên mụn. Các bảo vệ đầu tiên cần thiết là bạn nên vệ sinh da mặt sạch sẽ 2 – 3 lần/ ngày với sữa rửa mặt có hoạt tính dịu nhẹ và PH 3.5, không chứa các thành phần độc hại với thai nhi. Ngoài ra bạn cũng có thể tự làm một số mặt nạ săn sóc da mặt. 

- Cách 1: Trộn 1 muỗng cà phê sữa ong chúa & 1 thìa cà phê bột quế, 1 thìa nước cốt chanh tươi rồi thoa lên vùng cổ, mặt 30 phút đến khi hỗn hợp này khô hẳn, rửa sạch bằng nước ấm, mỗi tuần 2 lần. 

- Cách 2: Dùng lòng trắng trứng và 1 thìa cam tươi, 1 thìa sữa chua đánh đều rồi bôi lên mặt và cổ đến khi khô rửa sạch mặt bằng nước ấm, mỗi tuần 2 – 3 lần. 

- Cách 3: Sử dụng thuốc bôi mụn: Tuyệt đối không tự ý thoa thuốc lên mặt, đừng nghĩ bôi ngoài da không ảnh hưởng đến thai. Thuốc bôi vẫn thẩm thấu qua da vào máu, nên khi dùng cần theo chỉ định của bác sĩ. 

Giãn tĩnh mạch chân 

Ở 3 tháng cuối của thai kỳ là lúc thai lớn nhanh và đạt trọng lượng cao nhất có thể làm tăng thể tích máu, lượng lớn máu dồn xuống chân, bệnh này cũng có yếu tố gia đình. Giãn tĩnh mạch làm chị em có cảm giác nặng nề, chân sưng đau. 

Để phòng tránh và giảm nguy cơ mắc chứng giãn tĩnh mạch chị em nên đi bộ nhiều, tránh ngồi lâu và đứng lâu; gác chân lên cao khi ngủ; mang vớ tĩnh mạch để bảo vệ đôi chân không đau; ăn chế độ ăn nhiều vitamin C, uống nước cam, chanh… Vì vitamin giúp tĩnh mạch khỏe và bảo vệ thành mạch, giúp tĩnh mạch đàn hồi tốt. 

Tàn nhang 

Khi mang thai hàm lượng hormone trong cơ thể tăng lên làm cho sắc tố da thay đổi, làm hình thành tàn nhang và đồi mồi, vết nám. 

Bảo vệ da và hạn chế nám bằng cách thoa kem chống nắng, đeo khẩu trang bảo vệ da khi ra đường để chống và hạn chế tác động của ánh nắng gây hại cho da. Ngoài ra, các bà bầu có thể thường xuyên đắp mặt nạ trị tàn nhang từ các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, cà rốt, bí đao, mật ong,...

Các vấn đề về da nêu trên xảy ra phổ biến ở nhiều chị em thời kỳ mang thai. Tuy vậy, việc phòng tránh và bảo vệ da hoàn toàn không khó để ngăn chặn hoặc khống chế tới mức tối da sự ảnh hưởng của rạn da, tàn nhang,... đối với sắc đẹp của phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét