Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Cây gối hạc trị phong tê thấp

Gối hạc là một vị thuốc trong Đông y thường dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp, đặc biệt là phong tê thấp rất hiệu quả. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh phong thấp từ cây gối hạc người bệnh có thể tham khảo.

Cây gối hạc trị phong tê thấp


Công dụng của gối hạc


Cây gối hạc còn nhiều tên gọi như kim lê, bí đại, gối hạc, đơn gối hạc, củ rối, cây mũn, gối hạc đen, củ rối ấn, cây gây bụt phỉ tử, may chia (thổ), tên khoa học Leea rubra Blunne, thuộc họ gối hạc Leeaceae. Tại nước ta thường thấy sinh trưởng ở những chỗ râm mát, trên các khe đồi, hoặc gần suối trong rừng, chịu được ánh nắng, dễ trồng và trồng được bằng cành. 

Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, được thu hái rễ vào mùa hè thu. Ðào về, rửa sạch, thái lát, phơi hay sấy khô.
cây gối hạc

Đông y cho rằng rễ gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu sưng, thông huyết. Do có tác dụng này như vị xích thược nên người ta gọi là nam xích thược, do đó thường được sử dụng chữa sưng tấy, đơn bắp chuối hay phong thấp, sưng đau khớp gối và chữa đau bụng, rong kinh. Hạt thường được dùng trị giun đũa, giun kim và sán xơ mít. Liều thông thường 15-20g rễ, dùng riêng tán bột hay sắc uống hoặc ngâm rượu uống. Phụ nữ khi sinh đẻ thường lấy rễ gối hạc sắc uống cho khoẻ người, ăn uống ngon miệng, đỡ đau mình mẩy.

Cây gối hạc trị phong tê thấp


Chữa sưng tấy, đau bắp chuối hay phong thấp sưng đầu gối: 

Bài 1: Lấy rễ gối hạc 40-50g sắc uống mỗi ngày. 

Bài 2: Rễ gối hạc 30g, cỏ xước hay ngưu tất, rễ gấc, tỳ giải, mỗi vị 15g, cũng sắc uống ngày 1 thang, chia 3.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể tham khảo thêm một số bài Thuốc nam điều trị bệnh phong thấp tốt nhất để biết thêm nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét